Lenovo ThinkPad T440
thuộc dòng laptop dành cho văn phòng của Thinkpad. Mọi nhu cầu xử lý văn bản, bảng tính hay chơi game, nghe nhạc giải trí đều thích hợp.
Lenovo Thinkpad không bao giờ làm người dùng thất vọng về thiết kế nhỏ gọn và tốc độ xử lý nhạy. Lenovo T440 với core i5, ram 4GB, ổ cứng 128GB và card đồ họa Intel HD Graphics 4400 sẽ giúp người dùng vừa làm việc, vừa nghe nhạc giải trí. Thậm chí là chơi các thể loại game thông dụng đều rất mượt.
Cấu hình Thinkpad T440 Notebook
Bộ xử lý | Intel Core i7-4600U (Intel Core i7) |
Card đồ họa | Intel HD Graphics 4400 |
RAM | 8192 MB, PC3-12800 DDR3 2x 4GB |
Màn hình | 14 inch 16:9, 1600 x 900 pixel, Lenovo B140R102 V1, TN LED, glossy: no |
Ổ cứng | Hitachi Travelstar Z7K500 HTS725050A7E630, 500 GB, 7200 rpm, + Sandisk U110 M.2 16 GB SSD Cache |
Cổng kết nối | 2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 1 VGA, 1 DisplayPort, 1 Kensington Lock, 1 Docking Station Port, Audio Connections: 3.5 mm (combined Mic-in/Audio-out), Card Reader: 4-in-1 (MMC, SD, SDHC, SDXC), 1 Fingerprint Reader |
PIN | 48 Wh Lithium-Ion, 2x 24 Wh (1x 24 Wh integrated) |
Giá | 1419 Euro |
Hình ảnh thực tế ThinkPad T440 tại laptopcu.com
Review Laptop Lenovo ThinkPad T440 Notebook
T440 được có một “thân hình” khá nhỏ nhắn và được cường hóa bởi bộ xử lý i7 mạnh mẽ nhưng thân thiện với điện năng và độ. Thật sự thì xu hướng cải thiện sự tiện lợi của laptop văn phòng luôn được đề cao và điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Lenovo tái thiết kế dòng T-series vì nhu cầu người đã thay đổi, và họ đã cải thiện được một số mặt như: cân nặng, PIN, bộ xử lý ULV và màn hình cảm ứng.
Đặc Điểm nổi bật của lenovo t440
- Laptop mỏng nhẹ tinh tế
- Dòng máy hướng đến phân khúc doanh nhân
- Thiết kế chắc chắn, mẫu mã đẹp
Thiết kế tinh tế của lenovo thinkpad t440
Thiết kế của Lenovo ThinkPad T440 khá cứng cáp và chắc chắn. Đặc biệt là chất liệu sợi carbon và magie dùng làm lớp vỏ bên ngoài cho máy để làm tăng độ bền sản phẩm khỏi các va chạm. Cùng với các góc cạnh vuông vức, bàn phím cân xứng tạo sự hài hòa, dễ sử dụng.
Thiết kế vỏ của T440 tương tự với T440s, chỉ to hơn một chút. Nhìn chung kết cấu của máy khá chắc chắn, trừ phần nghỉ tay bên phải sẽ tạo ra âm thanh khi bị tác dụng lực. Khớp màn hình của máy không quá cứng cho phép người dùng mở bằng một tay, đồng thời vẫn giữ được độ cứng cáp cần thiết. Vật liệu của bộ vỏ vẫn là sợi carbon và magie nên chúng tôi tin rằng độ bền của máy sẽ không thua kém gì T440s (có chứng nhận quân đội MIL-SPEC)
Bàn phím
Đến tận thời điểm hiện tại, bàn phím của Lenovo vẫn thuộc hàng top trong phân khúc. Vào năm 2014 khi chiếc laptop này mới ra mắt, Lenovo đã phải tái thiết kế lại bàn phím sang kiểu chiclet để phù hợp với xu hướng. Đến nay, khi nhớ lại lời hứa năm ấy của Lenovo về chất lượng phím chúng tôi vẫn không khỏi bồi hồi vì đây vẫn là một trong những bộ phím tốt nhất thị trường. Tất cả mọi thứ từ kích thước, hành trình cho đến đèn led kết hợp tạo nên một trong những trải nghiệm đánh máy tuyệt vời nhất. Thật khó tin là sản phẩm đã ra đời cách đây bốn năm.
T440 với kích cỡ nút phím lớn, có lõm giúp việc gõ văn bản đơn giản và chuẩn xác hơn. Theo đó là màn hình ám xanh nên giúp chất lượng hình ảnh không bị thay đổi khi làm việc ở nơi có ánh sáng mạnh.
Trackpad của T440 cũng không hề kém cạnh. Bề mặt của thiết rất mượt và nhạy nhưng có độ chống dính nhất định để không gây khó dễ ngón tay của bạn. Tuy nhiên, Lenovo lại quyết định kết hợp phim của Trackpoint vào trong Clickpad của máy, và chúng tôi vẫn không nghĩ đây là một lựa chọn sáng suốt.
Màn hình
Lenovo cung cấp bốn loại màn hình khác nhau: TN HD 1366×768, HD+, và phiên bản cảm ứng của hai màn này. Sản phẩm trong bài viết của chúng tôi sử dùng màn HD+ không cảm ứng, và kết quả nhận được khá thất vọng. Màn hình có vẻ thiếu độ tương phản và bị ám xanh. Mức sáng trung bình của màn là 268 tương đối đủ để dùng trong nhà, và vì đây là màn hình nhám nên bạn có thể dùng tốt ngoài trời nếu tăng tối đa độ sáng. Một điều đáng thất vọng là trị số đen: vùng đen chỉ có 0.9 cd/m².
Hiệu năng
Sự ra đời của T440 cũng đồng nghĩa với bước chuyển mình của Lenovo sang bộ xử ULV của Intel. Trong khi ThinkPad T430 trang bị chip I7-3520M (2.9 – 3.6GHz, TDP 35 Watt) thì T440 lại sử dụng CPU ULV i7-4600U. Mặc dù tốc độ của CPU này chỉ trong tầm 2.1 – 3.3 GHz nhưng nó sợ có số TDP 15 Watt tiết kiệm điện năng hơn. Lenovo chỉ sử dụng card đồ họa onboard Intel HD Graphics 4400 nên bạn có thể hình dung ra giới hạn đồ họa của chiếc laptop này.
Thời lượng PIN
T440 được trang bị cùng lúc hai PIN 24 Wh: một PIN cố định nằm ở phía trước và một PIN nằm ở phía sau như thường khi. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn thêm PIN 6-cell với dung lượng 72Wh; PIN này sẽ nằm dưới đáy và gia tăng cân nặng của chiếc laptop khoảng 180 gram. Khi sạc thì máy sẽ ưu sạc PIN ngoài trước đến 80% rồi chuyển sang sạc PIN đầy rồi mới sạc tiếp 20% còn lại của PIN ngoài. Bạn sẽ mất 45 phút để sạc 80% PIN và thêm 45 phút để sạc 80% PIN ngoài. Sau đó để sạc đầy thì bạn phải đợi thêm 128 phút nữa.
Thời gian sử dụng của máy với Wifi khá thấp, chỉ 4 tiếng 20 phút và thời gian sử dụng khi chạy tối đa công suất chỉ có 1 tiếng 36 phút.
Tản nhiệt
Hệ thống tản nhiệt của T440 không thực sự hiệu quả nếu máy tính của bạn hoạt động lâu dài. Thế nên, bạn cần phải đầu tư thêm đế tản nhiệt rời để máy luôn hoạt động ổn định, không bị giật, lag.
Cổng kết nối
Tuy Lenovo Thinkpad T440 ở phân khúc tầm trung nhưng nó lại có nhiều cổng giao tiếp. Qua đó giúp việc kết nối với các thiết bị công nghệ khác trở nên dễ dàng hơn.
- Bên phải máy gồm các cổng kết nối: 1 jack cắm 3.5 âm thanh kết hợp với mic, 1 khe cắm thẻ sim, 1 đầu đọc thẻ nhớ 4 in 1, một khe khóa kensington, 1 cổng 3.0, 1 cổng VGA.
- Bên trái có các cổng: 1 đầu đọc thẻ SmartCard, 1 cổng Displayport, cuối cùng là 2 cổng Usb 3.0.
Độ bền và chất lượng
Lenovo ThinkPad T440 đạt chứng nhận quân đội MIL-SPEC nên bạn hoàn toàn yên tâm về độ bền sản phẩm. Cùng thiết kế chắc chắn, cấu hình mạnh nên máy sẽ hoạt động ổn định khi làm việc trong thời gian dài.
Đánh giá chung cho thinkpad t440
Nếu nhìn về thời điểm ra mắt và so sánh T440 với người T430, chúng ta có thể thấy rõ sự cải thiện trong thiết kế của máy mỏng hơn và nhẹ hơn như hiện nay. Bộ phím của máy vẫn là một điểm cộng to lớn sau ngần ấy năm dù bạn sẽ cảm thấy hơi bất tiện vì những phím như giảm âm lượng đã bị tích hợp vào hàng F. Chất lượng của touchpad cũng khá tốt, song họ lại hy sinh trackpoint nên chúng tôi không đánh giá cao lắm. Hiệu năng của T440 là khá ổn để đảm đương những công việc văn phòng. Tuy nhiên, hai điểm yếu lớn nhất khiến cho nhiều người quay lưng với sản phẩm này là màn hình và thời lượng sử dụng. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng chẳng hài lòng tí nào.
Có Thể Bạn Quan Tâm :
Đánh giá Lenovo ThinkPad T440, Core i5-4200U, RAM 4GB, SSD 128GB, Intel HD Graphics 4400, 14" HD